VỀ ĐÀ NẴNG KHÁM PHÁ ĐỘNG QUAN ÂM ĐỘC NHẤT VÔ NHỊ Ở VIỆT NAM

An Bình

(Ngaymoi24h.vn) - Chùa Quán Thế Âm  tọa lạc ngay chân núi Kim Sơn, một trong năm ngọn Ngũ Hành Sơn (gồm; Kim Sơn, Mộc Sơn, Thủy Sơn, Hỏa Sơn, Thổ Sơn) là  danh lam thắng cảnh nổi tiếng của Đà Nẵng cũng như cả nước. Đặc biệt nơi đây còn được xem là Thánh địa  của Phật Giáo, và được chọn là địa điểm tổ chức Lễ hội “Chào đón và điểm đến Thiên niên kỷ mới của Quốc gia”.

HÌNH 01

Lễ hội Quán Thế Âm hằng năm thu hút khoảng 60.000 đến 80.000 lượt du khách và người dân tham quan và chiêm bái Lễ hội.

Chùa Quán Thế Âm được khai sơn vào năm 1956, do cố Hòa thượng Thích Pháp Nhãn, truyền thuyết kể rằng trong một giấc thần mộng, ngài thấy đấng Quán Thế Âm ứng hiện nơi động thiêng, pháp đàn của Ngài. Sau  đó, Hòa thượng Pháp Nhãn đã tìm thấy một thạch động, trong lòng thạch động này ngài phát hiện một khối thạch nhũ có hình tượng Phật Bà Quan Thể Âm do thiên nhiên tạo ra thật là ứng nghiệm như trong giấc mộng, từ đó Hòa thượng đã thành lập ngôi chùa và đặt tên là Quán Thế Âm. Hiện nay Chùa Quán Thế Âm do Thượng tọa Thích Huệ Vinh làm trụ trì quán xuyến mọi việc.

CHÂN DUNG TRỤ TRÌ

TT Thích Huệ Vinh – Phó Trưởng ban Trị sự, Trưởng ban Văn hóa GHPG VN TP Đà Nẵng – Trụ trì Chùa Quán Thế Âm

  Đường xuống động Quan Âm…

Đường xuống động Quan Âm có chiều dài khoảng 50m, chiều rộng khoảng 10m, trên trần động có vô số thạch nhũ với nhiều màu sắc và hình dáng khác nhau trông thật kỳ bí. Không gian của động được bao phủ bởi một lớp hơi nước mờ ảo. Khi mới vào cửa động, điểm nhấn đầu tiên là khối thạch nhũ hình tượng Bồ Tát Quan Thế Âm cao như người thật (1,75m), kết tinh từ loại đá kim sa quý hiếm của thiên nhiên, tay cầm bình cam lồ, mắt nhìn về phía cuối động. Bức tượng thành hình bởi tác động bào mòn của mạch nước ngầm chảy xuống từ trong lòng núi qua nhiều thế kỷ qua bàn tay tạo hóa.

HÌNH 02

Đường xuống động Quan Âm…

HÌNH 03

Khối thạch nhũ hình tượng Phật Quán Thế Âm ở trong động, có chiều cao 1,75m.

Đi tiếp đến khúc giữa trong lòng hang động ta thấy một “chuông đá lớn” được gọi là Thạch Chung thiên cổ, được gọi là chuông đá bởi tiếng chuông được phát ra từ một thạch nhũ to tròn như cây cột, cao 5m;  những âm thanh nghe như tiếng trống, tiếng mõ, tiếng khánh…phát ra từ các thạch nhũ này hòa quyện vào nhau thành một hợp xướng âm thanh nghe lạ tai và không kém phần huyền bí…

HÌNH 04

HÌNH 05

1462864157_dong-quan-am-da-nang-4

 Giữa trần động, cách mặt đất khoảng 0,3m một thạch nhũ dài thòng xuống, khi gõ vào âm thanh tạo ra như tiếng chuông thật, (đây là một thạch nhũ đặc biệt quý hiếm tại hang động Ngũ Hành Sơn), kế bên còn có cả trống và mỏ đá tự nhiên. Những khí cụ trên được gọi là bộ nhạc lễ của nhà Phật.

Đi vào cuối động, không gian khép lại làm cho ta cảm tưởng đây là đoạn kết của động. Nhưng thực tế, khi vượt qua khoảng 2m, không gian lại mở ra một lần nữa với một hồ nước lớn, mát lạnh trong lành, dòng nước thẩm thấu từ mạch sông Cổ Cò, thanh lọc qua lớp đá cẩm thạch nên rất tinh khiết. Từ sự tinh khiết này, người ta mường tượng đến dòng nước Cam Lồ được ơn trên ban phát, dòng nước bắt nguồn từ tình thương của mỗi tâm hồn tưới lên vạn vật, từ tình thương của Mẹ (Quan Âm) tưới lên sự sống chúng sinh.

BẢO TÀNG VĂN HÓA PHẬT GIÁO ĐẦU TIÊN TẠI VIỆT NAM

Một công trình ấn tượng đầu tiên tại Việt Nam và đạt kỷ lục Guiness  là Bảo tàng Văn hóa Phật giáo trong khuôn viên chùa Quán Thế Âm. Nơi đây đang trưng bày hơn 500 cổ vật Phật giáo mang phong cách không chỉ Việt Nam mà còn của khu vực Đông Nam Á và Ấn Độ, có ý nghĩa đối với sự phát triển văn hóa Phật giáo qua nhiều giai đoạn, nhiều thời kỳ khác nhau gồm nhiều bộ tượng Phật, tranh tượng, pháp khí đủ chất liệu như gỗ, đồng, đá, ngọc, gốm… Với nhiều bộ linh tượng cổ như Thích Ca, Di Đà, Dược Sư, Di Lặc, bộ Phật Bồ Tát Mật Tông, Champa, Quán Âm và nhiều bộ pháp khí, bức tranh Đức Phật nhập niết bàn… các pho tượng này theo các nhà nghiên cứu công nhận là có tuổi đời ít nhất là 100 năm và cổ nhất là 7 thế kỷ.

HÌNH 06

Bảo tàng văn hóa Phật Giáo ở chùa Quán Thế Âm

Đặc biệt, Du khách tham quan sẽ thật sự ấn tượng với bộ tượng Phật Mật tông (08 tượng) được tạc bằng chất liệu đồng xanh và đồng đỏ được đánh giá ngang tầm bảo vật quốc gia. Chất liệu đồng xanh và đồng đỏ này không bị oxy hóa khi để ngoài thời tiết ẩm thấp. Tư thế của các tượng đều khác lạ, trong đó nhiều tượng tạm thời được xác định có nguồn gốc thế kỷ thứ 9 dưới vương triều Chămpa – nơi hai tượng Phật khác được tìm thấy đã được công nhận là bảo vật quốc gia là tượng Phật Đồng Dương và tượng Bồ tát Tara, tượng Phật Quan Âm làm bằng ngọc tỷ; hai bức tượng Phật bằng hổ phách quý hiếm…

bHÌNH 07

T°ãng BÓ tát c°ái rÓng mÙt sëng hi¿m th¥y tëng °ãc Nh­t B£n m°ãn vÁ úc à t·ng các chùa ¢nh: PHAN THÀNH

Bộ 8 tượng Phật Mật tông được tạc bằng chất liệu đồng xanh và đồng đỏ.

Tượng Phật bằng chất liệu Đồng xanh rất quý hiếm…

31404152_467229767030457_6857496402580660004_n

31435806_467229867030447_8080356719403898928_n

 Hiện nay Chùa Quán Thế Âm đang trưng bày hơn 500 cổ vật Phật giáo và Văn hóa tâm linh, đồng thời sở hữu hai kỷ lục đó là: Bảo tàng văn hóa Phật giáo đầu tiên và lá cờ Phật giáo lớn nhất Việt Nam.

Hàng năm, chùa có tổ chức lễ hội văn hóa tôn giáo vào ngày vía Bồ Tát Quan Thế Âm (ngày 19 tháng 2 âm lịch) tại chùa Quán Thế Âm. Lễ hội ngày càng được đầu tư tổ chức quy mô hoành tráng, nhiều năm nay đã trở thành sản phẩm văn hóa, du lịch, tâm linh đặc trưng của thành phố Đà Nẵng. Lễ hội Quán Thế Âm hằng năm thu hút khoảng 60.000 đến 80.000 lượt du khách và người dân tham quan và chiêm bái Lễ hội. Trong đó, có nhiều đoàn khách mời trong và ngoài nước tham dự như Đoàn Ấn độ, Nhật Bản, Thái Lan, Hàn Quốc, Tây Ban Nha, Đoàn Chủ tịch Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam…

HÌNH 09

Lễ hội  Quán Thế Âm tổ chức hằng năm, vào ngày vía Bồ Tát Quan Thế Âm (ngày 19 tháng 2 âm lịch)

28471144_441643876255713_2612207828124063709_n

Lễ hội Quán Thế Âm là một nét sinh hoạt văn hóa cộng đồng rộng lớn, góp phần gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; phục dựng, bảo tồn những giá trị truyềnthống, các tập tục cổ truyền tốt đẹp của lễ hội dân gian. Đồng thời là dịp để quảng bá sâu rộng hình ảnh và sản phẩm du lịch nhằm thu hút du khách trong và ngoài nước đến với Đà Nẵng và quận Ngũ Hành Sơn và là dịp để mở rộng giao lưu, hợp tác quốc tế trên lĩnh vực văn hóa, du lịch, tôn giáo…

Ngoài các công trình và Lễ hội kể trên, chùa Quán Thế Âm còn nhiều công trình ấn tượng khác như: Tượng đồng Thiên Thủ Thiên Nhãn Quan Âm, hội trường, tăng xá, các đạo tràng tu học – tương tế – từ thiện – văn nghệ, thư họa v.v…Đáp ứng như cầu cho việc tu tập và sinh hoạt của tăng chúng tu học tại chùa cũng như các Phật tử, Đạo tràng khắp nơi tìm về.

ĐỨC HẢI – THANH NHÀN

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

DOANH NGHIỆP QUẢNG CÁO
ĐƠN VỊ CHỦ QUẢN
Liên hệ tư vấn
0913.797.099
Thời gian làm việc
8:00AM - 18:00 PM

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỔNG HỢP
- Trưởng Ban Biên tập: Luật sư Vũ Xuân Lâm 
- Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Văn An
- Phụ trách Truyền thông: BTV An Bình 
- Hotline: 0923409779
- Phụ trách kỹ thuật: Thạc sĩ Quốc Trường
- Giấy phép số 36/GP-TTĐT do Sở TT&TT TP.Hồ Chí Minh cấp ngày 30/5/2019.

- Bản quyền thuộc NGÀY MỚI 24H MEDIA
- Văn phòng:
 875 Au Co Street, Tan Son Nhi Ward, Dist Tan Phu
- Hỗ trợ quảng cáo: 0923409779  Email: ngaymoi24h.vn@gmail.com
Ghi rõ nguồn 'www.ngaymoi24h.vn' khi phát hành lại thông tin từ website này.