Tiêm vắc xin sau khi khỏi COVID-19 bao lâu để có siêu miễn dịch và chống tái nhiễm tốt nhất?

An Bình

(Ngaymoi24h) - Nhiều người mắc COVID-19 trong 20 tháng qua dù đã cố gắng hết sức, hoặc do họ không thực hiện đủ các biện pháp phòng ngừa vi rút. Đã xuất hiện dữ liệu về việc họ có thể được bảo vệ như thế nào để chống lại tái nhiễm vi rút SARS-CoV-2.

Như với hầu hết các bệnh, mắc COVID-19 cung cấp trí nhớ miễn dịch giúp bảo vệ chống lại nhiễm vi rút SARS-CoV-2 trong tương lai. Thế nhưng vẫn chưa rõ một người bị bệnh như thế nào với COVID-19 để phát triển đủ trí nhớ miễn dịch để bảo vệ và trong thời gian bao lâu. Đó là lý do tại sao Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) khuyến cáo ngay cả những người khỏi bệnh sau khi mắc COVID-19 nên tiêm vắc xin.

Ngày càng có nhiều nghiên cứu cho thấy khỏi COVID-19 cộng với tiêm vắc xin mang lại sự bảo vệ mạnh mẽ nhất chống lại các biến thể, có thể trong một thời gian dài.

Warner Greene, nhà vi rút học tại Viện Gladstone ở quận San Francisco (bang California, Mỹ), cho biết những người khỏi COVID-19 rồi được tiêm vắc xin vài tháng sau có miễn dịch lai, giống như siêu miễn dịch.

Sự bảo vệ kết hợp này dường như sẽ tồn tại trong thời gian dài, theo một nghiên cứu mới trên tạp chí Science. Ông nói nó có thể tồn tại lâu hơn nhiều so với việc tiêm vắc xin COVID-19 dù điều đó vẫn chưa được chứng minh.

Tuy nhiên, Warner Greene cảnh báo không nên tìm cách nhiễm vi rút SARS-CoV-2 để có được sự bảo vệ tốt như vậy. Bệnh nặng không có gì vui và có thể khiến bạn tử vong trước khi tiêm vắc xin.

Tiến sĩ Monica Gandhi, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm, cho biết các quan chức y tế công cộng quá thường hạ thấp khả năng bảo vệ từ khỏi COVID-19.

Bà Monica Gandhi, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Đại học California (quận San Francisco) và Bệnh viện Đa khoa San Francisco, nói: “Từ chối khả năng miễn dịch tự nhiên không tạo ra sự tin tưởng”.

Tiêm vắc xin 3 tháng hoặc tốt hơn là 6 tháng sau khi mắc COVID-19 cung cấp sự bảo vệ tốt nhất có thể, bà Monica Gandhi nói. Thế nhưng, những người đã được tiêm 2 mũi vắc xin và mắc COVID-19 không cần tiêm nhắc lại vào thời điểm này.

Nếu bạn có miễn dịch tự nhiên, hãy tiêm một liều vắc xin”, bà nói.

tiem-vac-xin-sau-khi-khoi-covid-19-bao-lau-de-co-sieu-mien-dich.jpg

Tiêm vắc xin sau khi khỏi COVID-19 khoảng 6 tháng để được sự bảo vệ tốt nhất có thể chống tái nhiễm vi rút

Trong nghiên cứu mới từ Viện Rockefeller ở New York (Mỹ), các nhà khoa học phát hiện ra rằng những người tiêm vắc xin sau khi mắc COVID-19 có thể được bảo vệ chống lại nhiều loại biến thể hơn so với những ai chưa nhiễm vi rút chỉ tiêm vắc xin.

Theodora Hatziioannou, tác giả của nghiên cứu, cho biết nếu bạn phải chọn một con đường, hãy tiêm vắc xin COVID-19.

Bà nói tiêm vắc xin dẫn đến mức độ cao hơn của các kháng thể trung hòa, những chất được tạo ra tự nhiên để chống lại nhiễm vi rút SARS-CoV-2. Các kháng thể trung hòa sẽ mất dần theo thời gian.

Bà nói: “Vào thời điểm 5 tháng sau khi tiêm vắc xin hoặc khỏi COVID-19, những người tham gia tiêm chủng có mức kháng thể trung hòa tổng thể cao hơn so với những người nhiễm vi rút, bao gồm cả chống lại các biến thể”.

Câu hỏi chưa được trả lời

Vẫn còn những câu hỏi mở khi nói đến miễn dịch tự nhiên và khả năng bảo vệ mà nó mang lại. Chẳng hạn, không rõ ai đó có thể nhiễm COVID-19 lần thứ hai trong bao lâu.

Theo người phát ngôn Kristen Nordlund, "CDC đang tích cực làm việc để tìm hiểu thêm về việc tái nhiễm vi rút SARS-CoV-2 để cung cấp thông tin về hành vi y tế cộng đồng. Đây là một lĩnh vực nghiên cứu ưu tiên của CDC".

Đối với những người trẻ, khỏe mạnh, khỏi bệnh sau khi mắc COVID-19 có thể bảo vệ 80% đến 90% chống lại tái nhiễm, bà Kristen Nordlund nói. Thế nhưng ở người lớn tuổi và những ai suy giảm miễn dịch thì có thể ít được bảo vệ hơn.

Ví dụ, ở Đan Mạch, trong số gần 12.000 người có kết quả dương tính trong đợt mắc COVID-19 đầu tiên vào năm ngoái, hơn 80% đã được bảo vệ trong đợt lây nhiễm thứ hai. Song trong số những người 65 tuổi trở lên, khả năng bảo vệ khỏi tái nhiễm vi rút SARS-CoV-2 chỉ là 47%. Sự bảo vệ dường như ít bị phai mờ theo thời gian.

Nếu mắc COVID-19 nhẹ hơn hoặc không có triệu chứng thì miễn dịch tự nhiên có thể bảo vệ ít hơn so với ca nặng sau khi khỏi bệnh.

Bà Kristen Nordlund cho biết những người chưa được tiêm vắc xin mắc COVID-19 có nguy cơ tái nhiễm cao hơn gấp đôi so với những ai đã chích 2 mũi.

Bà nói các nghiên cứu vẫn đang được thực hiện để hiểu rõ hơn liệu các trường hợp tái nhiễm vi rút SARS-CoV-2 có nhẹ hơn những lần ban đầu hay không.

"Người ta sẽ mong đợi như vậy. Các đáp ứng miễn dịch được phát triển trong lần lây nhiễm vi rút SARS-CoV-2 đầu tiên sẽ cung cấp một số biện pháp bảo vệ chống lại các triệu chứng nghiêm trọng ở lần thứ hai", bà Theodora Hatziioannou nói.

Thế nhưng, các biến thể có thể tạo ra sự khác biệt. Ví dụ, bà Theodora Hatziioannou nói máu của những người từng nhiễm chủng SARS-CoV-2 ban đầu hay biến thể Beta có thể không chống lại được chủng Delta.

Ông Jeffrey Shaman, nhà dịch tễ học bệnh truyền nhiễm tại Trường Y tế Công cộng Mailman của Đại học Columbia (Mỹ), cho biết thật thất vọng khi đã đến lúc này của đại dịch nhưng vẫn còn quá ít hiểu biết về các trường hợp tái nhiễm vi rút SARS-CoV-2.

Dù tương đối dễ dàng để tính số người nhiễm vi rút SARS-CoV-2 sau khi tiêm vắc xin - dữ liệu mà CDC đã ngừng thu thập vào mùa xuân này - việc tìm hiểu xem có bao nhiêu người đang tái nhiễm sẽ khó hơn nhiều.

Các nghiên cứu ban đầu cho thấy một số người đang phát triển các loại đáp ứng miễn dịch khác nhau với nhiễm vi rút SARS-CoV-2, ông Jeffrey Shaman nói. Một số đã phát triển khả năng bảo vệ chống lại protein gai của SARS-CoV-2, mục tiêu tương tự của vắc xin. Họ dường như ít có khả năng tái nhiễm vi rút.

Thế nhưng có thể là khi vi rút SARS-CoV-2 tiếp tục phát triển, một biến thể khác sẽ xuất hiện và những người có hệ thống miễn dịch đáp ứng với một phần khác của vi rút sẽ được bảo vệ tốt hơn, ông nói.

Tiến sĩ Robert Glatter, bác sĩ cấp cứu tại Bệnh viện Lenox Hill ở thành phố New York, lo lắng về những bệnh nhân mắc COVID-19 nghiêm trọng lần đầu tiên. Ông đã thấy một số bệnh nhân có các triệu chứng tồi tệ hơn khi nhiễm vi rút SARS-CoV-2 lần thứ hai, có lẽ bởi họ có các tế bào miễn dịch được "chuẩn bị sẵn sàng để đáp ứng một cách phóng đại hoặc mạnh mẽ hơn trong quá trình tái nhiễm".

Các quốc gia đã cố gắng dựa vào miễn dịch tự nhiên để làm chậm sự lây lan vi rút SARS-CoV-2, chẳng hạn như Brazil và Iran, "đã không ngăn chặn được những đợt tái nhiễm", Robert Glatter nói.

"Không có quốc gia nào trên thế giới mà sự lây nhiễm tự nhiên và khả năng miễn dịch tự nhiên đã làm chậm tốc độ của đại dịch hoặc giúp kiểm soát nó", ông nhấn mạnh.

Nguồn: 1thegioi.vn

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

DOANH NGHIỆP QUẢNG CÁO
ĐƠN VỊ CHỦ QUẢN
Liên hệ tư vấn
0913.797.099
Thời gian làm việc
8:00AM - 18:00 PM

TRANG TIN ĐIỆN TỬ NGÀY MỚI 24H
- Trưởng Ban Biên tập: Luật sư Vũ Xuân Lâm 
- Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Văn An
- Phụ trách Truyền thông: BTV An Bình 
- Hotline: 0923409779
- Phụ trách kỹ thuật: Thạc sĩ Quốc Trường
- Giấy phép số 36/GP-TTĐT do Sở Thông Tin và Truyền Thông TP.Hồ Chí Minh cấp ngày 30/05/2019.

Bản quyền thuộc NGÀY MỚI 24H MEDIA
- Văn phòng:
 875 Au Co Street, Tan Son Nhi Ward, Dist Tan Phu, Ho Chi Minh City.
- Hỗ trợ quảng cáo: 0923409779 - 0789178799
Email: ngaymoi24h.vn@gmail.com
Ghi rõ nguồn ngaymoi24h.vn khi phát hành lại thông tin.