Ô nhiễm tiếng ồn và nhiều hệ luỵ liệu có bị xem nhẹ?

An Bình

(Ngaymoi24h.vn) - Ô Nhiễm tiếng ồn luôn được sự quan tâm của toàn xã hội. Vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người và giá trị văn hóa của xã hội hiện nay. Trong khi đó, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ thì việc có quá nhiều âm thanh không mong muốn là điều không thể tránh khỏi.

Đây cũng là kẻ thù nguy hiểm đối với sức khỏe của hàng triệu người. Theo đó, với mức độ nguy hiểm đạt đến mức đáng báo động, khi các khu đô thị hóa ngày càng tăng cũng kéo theo những tần suất tác động của tiếng ồn lên.

o nhiem tieng on 1 7a3c276fd7454b1a846a818b6134ec70 grande

Có thể khẳng định, tất cả tiếng ồn đều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của con người. Trong đó, cóhành vi, tâm lý và tâm thần. Chúng cản trở những hoạt động bình thường của con người như trò chuyện, nghỉ ngơi, gây cản trở, rối loạn và giảm chất lượng cuộc sống.

Cụ thể, tại TP Cần Thơ - ngay những ngày đầu năm 2021, một người đàn ông uống rượu rồi bật loa ra hát karaoke tại nhà. Vì âm thanh quá ồn và bị nhắc nhở, người này đã đâm trọng thương cha vợ, đâm chết em vợ. Trước đó, tại huyện Vĩnh Cửu (tỉnh Đồng Nai) khi bị hàng xóm nhắc nhở vì hát karaoke quá to, một thanh niên đã đâm tử vong một người hàng xóm. Vào tháng 10/2020, tại TP Huế, vì hát karaoke quá ồn và bị nhắc nhở, nhóm người hát đã đâm chết một người và một người bị thương... Theo thống kê sơ bộ, đã có hàng chục vụ án mạng vì tiếng ồn karaoke đã liên tục xảy ra thời gian qua, ở nhiều địa phương trên cả nước chỉ vài năm gần đây.

Bên cạnh âm thanh được phát ra từ các gia đình, loại âm thanh này tại các nhà hàng, quán nhậu, từ những người hát bán kẹo kéo lâu nay là một thứ “hung thần” tra tấn mọi người. Mặc khác, tại các đô thị, ô nhiễm âm thanh còn xuất phát từ nhiều hoạt động như từ phương tiện giao thông đông đúc, từ công trình xây dựng, nhà hàng quán nhậu và nhiều hoạt động khác. Ô nhiễm tiếng ồn giờ đây không chỉ ở thành phố, mà nhiều khu vực nông thôn, ô nhiễm tiếng ồn đã trở thành một vấn nạn gây nhiều hệ lụy.

Tại các vùng quê, nơi mà mỗi chúng ta vẫn luôn muốn tìm về nương náu để kiếm tìm những phút giây tĩnh lặng, bình yên nhất giờ cũng đang từng ngày chịu ảnh hưởng của nạn “ô nhiễm tiếng ồn”. Một thực tế đáng buồn khi bất kể nhà nào, ở đâu có cưới hỏi, thôi nôi, đầy tháng, liên hoan, hay là một buổi nhậu, gặp mặt bạn bè... đều tổ chức hát hò, nhảy nhót, nhạc bật inh ỏi. Với giá rẻ, tiện lợi, dịch vụ này nhằm thỏa mãn nhu cầu sinh hoạt, giải trí của một bộ phận người dân nhưng cũng gây không ít phiền toái bởi âm thanh phát ra quá lớn bất kể giờ giấc. 

Cùng với đó, ô nhiễm tiếng ồn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người và môi trường sống. Vì lẽ đó, gây ảnh hưởng cả thể chất và tinh thần con người, gây ra nhiều loại chứng bệnh như tăng huyết áp, căng thẳng, ù tai, giảm thích lực, rối loạn giấc ngủ và nhiều hệ lụy khác. Ngoài sự tác hại đến sức khỏe con người mà nó còn gây những tác động xã hội nghiêm trọng khác như làm giảm năng suất lao động xã hội hay những vụ án mạng kể trên là những ví dụ rõ ràng nhất.

Vì vậy, ô nhiễm tiếng ồn trong đời sống hiện đang gây nhiều hệ lụy lớn nhưng còn ít được các cấp chính quyền quan tâm xử lý. Do đó, chính quyền TP Hồ Chí Minh mới đây đã quyết tâm xử lý những loại âm thanh đường phố. Thế nhưng, không chỉ với TP Hồ Chí Minh, mà với các địa phương nói chung, việc xử lý này cũng không hề dễ dàng… 

Đặc biệt, việc xác định thế nào là tiếng ồn ở mức ô nhiễm? Dù đã có quy định pháp luật về tiếng ồn nhưng một số chỉ số quy định chưa rõ hay kết quả đo đạc này lại phải do của đơn vị có chức năng được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp giấy chứng nhận đang gây những khó khăn trong thực tế. 

Song song đó, thẩm quyền lập biên bản vi phạm là Chánh Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường; Chủ tịch UBND thành phố; Chánh Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường; Chủ tịch UBND cấp huyện; lực lượng Công an, trong khi những đơn vị quản lý trực tiếp là xã, phường, thị trấn lại chưa có thẩm quyền. Hơn nữa, đặc trưng của loại ô nhiễm này là luôn tăng giảm, di chuyển... Điều này, hầu như các địa phương không mấy quan tâm để xử lý ô nhiễm tiếng ồn.

Theo BS Nhâm Tuấn Anh - Khoa Tai - Mũi - Họng (Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn), nhấn mạnh: Về cơ chế dẫn truyền âm thanh, vành tai của chúng ta giống như một cái phễu, khi âm thanh dội đến màng nhĩ làm cho màng nhĩ rung lên, độ rung màng nhĩ tùy theo cường độ âm thanh, khi màng nhĩ rung làm cho hệ thống xương có những khớp nối với nhau dẫn truyền âm thanh lên bộ phận tai trong có cấu trúc tinh vi và phức tạp, từ đó mới xử lý âm thanh đến não bộ. Bình thường một cuộc điện thoại chúng ta gọi đến, người ta tính mức nghe của tai hết sức bình thường là tầm khoảng 60-65 đề-xi-ben thì không ảnh hưởng đến tai nhưng với ngưỡng nghe trên 85 đề-xi-ben là có thể gây tổn hại đến các tế bào thính giác. Nói cách khác, việc tiếp nhận âm thanh quá mức nghe của tai: Âm thanh từ các dàn karaoke, các quán nhậu, cà phê, cửa hàng quảng cáo, còi xe, còi tàu... thường xuyên sẽ gây nên tổn hại đến sức khỏe không nhỏ. Nghiêm trọng hơn, vấn nạn “ô nhiễm tiếng ồn” lại đang bị cộng đồng xem nhẹ.

Thực tế, pháp luật quy định về việc xử lý tiếng ồn, làm ảnh hưởng đến người khác đã được quy định rất rõ ràng. Theo Điều 12 Nghị định số 117/2009/NĐ-CP ngày 31-12-2009 của Chính phủ về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường quy định: “Tùy thuộc vào mức độ và thời điểm vi phạm, các hành vi gây tiếng ồn vượt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn có thể bị phạt tiền từ 2 triệu đến 100 triệu đồng”. Đối với các trường hợp vi phạm vượt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 1,5 lần trở lên trong khoảng thời gian từ 6 giờ đến trước 22 giờ hoặc từ 22 giờ ngày hôm trước đến 6 giờ ngày hôm sau, còn bị tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề cho đến khi thực hiện xong các biện pháp giảm thiểu tiếng ồn về mức đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật Nếu gây ô nhiễm nghiêm trọng, người vi phạm còn có thể bị áp dụng hình thức xử lý tạm thời đình chỉ hoạt động, buộc di dời, cấm hoạt động theo các quy định của pháp luật... 

Ở nước ta hiện đang bị ô nhiễm tiếng ồn ngày càng phổ biến, để người dân có ý thức hạn chế gây ô nhiễm, cũng như từng bước kiểm soát và giảm thiểu loại ô nhiễm này, các cơ quan hữu quan cần tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức và pháp luật. Cần sớm hoàn thiện các quy định pháp luật, trang bị những thiết bị đơn giản thuận tiện để dễ dàng đo mức độ ô nhiễm tiếng ồn nhằm dễ dàng kiểm soát trong thực tế. Cần nâng cao trách nhiệm của cán bộ cơ sở trong việc theo dõi, phát hiện và xử lý khi ô nhiễm tiếng ồn phát sinh.

Theo Văn Hải - Ngọc Danh

https://bantinplus.vn/index.php/o-nhiem-tieng-on-va-nhieu-he-luy-lieu-co-bi-xem-nhe.html

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

DOANH NGHIỆP QUẢNG CÁO
ĐƠN VỊ CHỦ QUẢN
Liên hệ tư vấn
0913.797.099
Thời gian làm việc
8:00AM - 18:00 PM

TRANG TIN ĐIỆN TỬ NGÀY MỚI 24H
- Trưởng Ban Biên tập: Luật sư Vũ Xuân Lâm 
- Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Văn An
- Phụ trách Truyền thông: BTV An Bình 
- Hotline: 0923409779
- Phụ trách kỹ thuật: Thạc sĩ Quốc Trường
- Giấy phép số 36/GP-TTĐT do Sở Thông Tin và Truyền Thông TP.Hồ Chí Minh cấp ngày 30/05/2019.

Bản quyền thuộc NGÀY MỚI 24H MEDIA
- Văn phòng:
 875 Au Co Street, Tan Son Nhi Ward, Dist Tan Phu, Ho Chi Minh City.
- Hỗ trợ quảng cáo: 0923409779 - 0789178799
Email: ngaymoi24h.vn@gmail.com
Ghi rõ nguồn ngaymoi24h.vn khi phát hành lại thông tin.