(Ngaymoi24h.vn) - Dưới ánh nắng hè gay gắt, với cái nóng 40 độ theo chân anh bạn, tôi đến thôn Đình, xã Hữu Bằng, huyện Thạch Thất, Hà Nội để tham quan làng nghề thợ mộc.
Vừa đặt chân đến làng, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng khi trước mặt chúng tôi là những nhà hàng bán đồ mộc nối đua nhau nằm san sát hai bên con đường. Các nhà hàng chất đầy các loại hàng mộc dân dụng với nhiều loại, mẫu mã mới thu hút khách hàng. Trên bề mặt con đường 6m người và xe chen lấn nhau, hơi nóng hầm hập từ mặt đường bê tông bốc lên làm chúng tôi mồ hôi vữa ra. Vất vả lắm chúng tôi mới lách qua đoàn xe đang bốc hàng lên thùng xe; nhìn kỹ thì chủ xe là người miền Nam và người miền Trung đang ra lấy hàng, nói, cười râm ran làm không khí trong làng thêm sôi động.
Sau những phút làm quen, chúng tôi mới biết đây là làng nghề mới hình thành 10 năm nay, người khai sinh ra làng nghề này là anh Nguyễn Đình Sáu, sinh năm 1974. Tôi vội vã chào các anh, chị để đến gặp anh Sáu. Sau khi đi qua mấy ngã ba, ngã tư và ngõ hẽm trong thôn, chúng tôi cũng đến được nhà hàng mộc Nội thất Sáu Nhung. Mặc dù anh Sáu đang chỉ đạo nhân viên bốc hàng lên xe theo yêu cầu của khách hàng và nhập hàng từ xưởng sản xuất về mồ hôi tứa ra ướt đẫm áo nhưng anh vẫn dành thời gian đón tiếp chúng tôi rất chân tình và cởi mở trong ngôi nhà rộng hơn 300 m2 chất chồng các loại sản phẩm mộc. Qua câu chuyện anh kể, chúng tôi mới biết để có được làng nghề hôm nay hơn chục năm qua, anh Nguyễn Đình Sáu phải trải qua nhiều thử thách, cam go và cùng với lý trí, bản lĩnh, tính quyết đoán của mình.
Anh Nguyễn Đình Sáu đang tâm sự với chúng tôi
Sinh ra trong một gia đình có 8 người con, lại làm ăn nhỏ lẽ, nên đời sống gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn. Thấy đời sống gia đình quá khó khăn, năm 1990 sau khi tốt nghiệp Cấp II, anh đành gác lại ước mơ vào học cấp III theo chúng bạn mà đi học nghề thợ mộc. Năm 1996, anh mạnh dạn vay vốn đầu tư mở xưởng mộc để sản xuất. Năm 2002, anh vay ngân hàng 100 triệu đồng để đầu tư 300 triệu đồng mở mới cơ xưởng sản xuất các mặt hành mộc mới như: tủ công nghiệp, ghế bộc đệm, kệ đựng ti vi, cưa sẽ gỗ; giúp 10 lao động trong thôn có việc làm ổn định, với tiền công 4 triệu đồng/người/tháng. Năm 2008, bằng số tiền ky cóp, dành dụm được, Nguyễn Đình Sáu lại vay tiền Ngân hàng để có tổng số vốn 1,5 tỷ đồng mở rộng cơ xưởng sản xuất với những sản phẩm mộc mẫu mã mới như giường, tủ, bàn, ghế, kệ đựng ti vi, giá đựng đồ dùng gia đình, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. Trong quá trình sản xuất anh trực tiếp hướng dẫn, dạy nghề cho người lao động. Cứ vậy số người học việc ở xưởng của anh ngày càng đông và sau khi tay nghề vững số người này tự mở xưởng mộc sản xuất và dạy cho người khác. Để giúp người lao động có thị trường tiêu thụ sản phẩm, anh Sáu đã thực hiện khoán sản phẩm đến người lao động; cách thức thực hiện là người lao động ở xưởng sản xuất tự lo thiết bị sản xuất, tay nghề, còn anh Sáu cung cấp nguyên, vật liệu và tiêu thụ sản phẩm. Bằng hình thức khoán sản phẩm này mới đầu anh hợp tác làm ăn với 20 lao động, tiền lương trả cho mỗi người 5,5 triệu đồng/tháng. Đến nay, anh Sáu đã trực tiếp dạy nghề thợ mộc cho 100 lao động, thu nhập của người lao động 9 triệu đồng/tháng. Từ 100 lao động, anh Sáu trực tiếp truyền nghề thợ mộc, số này lại tuyền nghề cho con em, bà con họ hàng; cứ vậy đến nay cả làng có trên 200 hộ gia đình làm nghề thợ mộc. Điều phấn khởi là sản phẩm mộc dân dụng của anh Sáu, luôn đảm bảo chắc, bền, đẹp nên đã vươn ra thị trường tiêu thụ ở Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, thành phố Hồ Chí Minh. Năm 2018, tổng thu nhập của gia đình anh Sáu là 200 triệu đồng/năm, so với năm 2002 tăng 80 triệu đồng.
Chia tay anh, lòng chúng tôi trào dâng với niềm vui mừng khôn xiết bởi với làng nghề sản xuất hàng mộc dân dụng đã tạo việc làm ổn định cho trên 300 lao động, họ không phải bươn chãi tìm kiếm việc làm thuê như trước đây; đời sống bà con ngày càng được no đủ, bởi sản phẩm mộc dân dụng luôn đảm bảo chất lượng, với nhiều kiểu dáng mới đẹp này luôn đáp ứng thị hiếu nhu cầu của khách hàng đã có mặt trên nhiều miền quê của đất nước, nhất là với giá cả phải chăng giúp cho bà con nông dân chủ động mua sắm thêm nhiều đồ dùng phục vụ sinh hoạt đời sống, xây dựng miền quê các vùng nông thôn ngày càng có đầy đủ tiện nghi sinh hoạt, nâng cao đời sống, góp phần làm cho bộ mặt nông thôn ngày càng đổi sắc, thay da. Sau cái bắt tay lần cuối tạm biệt anh Sáu, tạm biệt làng nghề, chúng tôi cảm thấy trời như dịu mát hẳn lên.
Trần Văn Bình
Trần Văn Bình, Tỉnh ủy Quảng Bình- ĐT: 0916 895 283
BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỔNG HỢP
- Trưởng Ban Biên tập: Luật sư Vũ Xuân Lâm
- Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Văn An
- Phụ trách Truyền thông: BTV An Bình
- Hotline: 0923409779
- Phụ trách kỹ thuật: Thạc sĩ Quốc Trường
- Giấy phép số 36/GP-TTĐT do Sở TT&TT TP.Hồ Chí Minh cấp ngày 30/5/2019.
- Bản quyền thuộc NGÀY MỚI 24H MEDIA
- Văn phòng: 875 Au Co Street, Tan Son Nhi Ward, Dist Tan Phu
- Hỗ trợ quảng cáo: 0923409779 - Email: ngaymoi24h.vn@gmail.com
- Ghi rõ nguồn 'www.ngaymoi24h.vn' khi phát hành lại thông tin từ website này.