Nghiên Cứu Mới: Trẻ Chơi Điện Thoại, Xem Ti Vi Nhiều, Não Ít Chất Trắng, Chậm Biết Đọc, Biết Viết

An Bình

(Ngaymoi24h.vn) - Một nghiên cứu mới đã chỉ ra rằng việc dành quá nhiều giờ để nhìn vào màn hình điện thoại, máy tính bảng hoặc ti vi có thể ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ của trẻ em.

Một nghiên cứu mới đã chỉ ra rằng việc dành quá nhiều giờ để nhìn vào màn hình điện thoại, máy tính bảng hoặc ti vi có thể ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ của trẻ em.

Các nhà khoa học đã tiến hành quét não trẻ em từ 3 đến 5 tuổi và so sánh kết quả. Kết quả cho thấy, những trẻ dành nhiều thời gian cho máy tính bảng, điện thoại và TV có ít chất trắng hơn trong não. Chất trắng có vai trò quan trọng đối với sự phát triển ngôn ngữ, khả năng đọc viết và kỹ năng nhận thức.

Trước đây, các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng việc dành quá nhiều thời gian cho các thiết bị này có liên quan đến việc suy giảm khả năng chú ý, suy nghĩ không rõ ràng, gia tăng thói quen ăn uống không lành mạnh và các vấn đề hành vi. Đồng thời cũng cho thấy mối liên hệ với sự chậm phát triển ngôn ngữ, thiếu ngủ và giảm sự tương tác giữa cha mẹ và con cái.

Trẻ em dành nhiều thời gian trước màn hình máy tính bảng, điện thoại và TV có ít chất trắng hơn trong não. Trong ảnh, hình ảnh não bộ của một đứa trẻ tiếp xúc dành thời gian quá nhiều, các khu vực bị ảnh hưởng có màu xanh lam – Ảnh: Melino

Nghiên cứu mới được công bố trên Tạp chí Nhi khoa của Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ đã thực hiện quét MRI để kiểm tra não bộ của 47 bé khỏe mạnh, bao gồm 27 bé gái và 20 bé trai chưa đi học mầm non.

Tác giả chính của nghiên cứu, Tiến sĩ John Hutton và các đồng nghiệp đã đề nghị cha mẹ của họ báo cáo số giờ trẻ em sử dụng điện thoại, xem ti vi, máy tính bảng.Theo đó, các bậc phụ huynh sẽ thực hiện một bài kiểm tra ScreenQ gồm 15 mục, bao gồm thời gian truy cập, tần suất sử dụng và nội dung mà con cái họ xem.

Điểm ScreenQ thấp cho thấy những đứa trẻ có sự tuân thủ tốt với các khuyến nghị sàng lọc của Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP). Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) khuyên trẻ em từ 3 đến 5 tuổi không nên dành quá 1 giờ mỗi ngày để nhìn vào màn hình.

Đồng thời, những đứa trẻ cũng được chụp MRI và tham gia 3 bài kiểm tra về ngôn ngữ, bao gồm từ vựng, đọc và tốc độ xử lý thông tin.

Những đứa trẻ có điểm ScreenQ cao, nghĩa là thời gian ngồi trước màn hình nhiều hơn sẽ có một chất trắng vô tổ chức và kém phát triển hơn trong não.

Ngoài ra, các vùng chất trắng chịu trách nhiệm cho các chức năng điều hành cũng bị vô tổ chức và kém phát triển.

Các vùng chất trắng bị vô tổ chức và kém phát triển – Ảnh: melino

Tiến sĩ Hutton và các đồng nghiệp đã không chỉ ra rõ số giờ xem màn hình mỗi ngày có liên quan đến các thay đổi trên.

Theo kết quả bài kiểm tra nhận thức, những đứa trẻ dành nhiều thời gian trước màn hình cũng đạt kết quả thấp hơn.

Khả năng sử dụng ngôn ngữ biểu cảm của những đứa trẻ dành nhiều thời gian cho máy tính, điện thoại hay ti vi cũng thấp hơn đáng kể. Khả năng này cho thấy cách một đứa trẻ hiện suy nghĩ và biểu lộ cảm xúc của chúng.

Khả năng gọi nhanh các đối tượng, được gọi là tốc độ xử lý và khả năng đọc viết của trẻ cũng yếu hơn.

Tiến sĩ Hutton cho biết 6 trong số 10 đứa trẻ được khảo sát trong nghiên cứu có điện thoại thông minh hoặc máy tính bảng riêng và 4 trong số 10 trẻ sẽ có một chiếc tivi hoặc thiết bị cầm tay trong phòng ngủ.

Theo khuyến nghị của Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP), trẻ em từ 3 đến 5 tuổi không nên dành quá 1 giờ mỗi ngày để nhìn vào màn hình – Ảnh: Melino

Tiến sĩ Hutton nói: ‘Nghiên cứu này đặt ra câu hỏi là liệu ít nhất một số khía cạnh của việc sử dụng các thiết này trong thời thơ ấu có thể ảnh hưởng đến não bộ trong giai đoạn hình thành và phát triển mạnh mẽ.

‘Mặc dù chúng tôi chưa thể xác định số giờ sử dụng những thiết bị này gây ra những thay đổi cấu trúc này hay rủi rỏ tiềm ẩn lâu dài đến sự phát triển thần kinh. Những phát hiện này cần được nghiên cứu thêm để hiểu thêm về ý nghĩa về mối liên hệ giữa chúng và cách đặt giới hạn phù hợp cho việc sử dụng các thiết bị công nghệ này.

‘Những phát hiện này nhấn mạnh sự cần thiết phải hiểu tác động của việc sử dụng màn hình lên não, đặc biệt là trong các giai đoạn trí não phát triển mạnh mẽ trong thời thơ ấu.’

Giáo sư Dorothy Bishop, chuyên gia về khoa học thần kinh phát triển đến từ Đại học Oxford, cho biết nghiên cứu này không cung cấp ‘bằng chứng đáng tin cậy’ cho thấy thời gian ngồi trước màn hình có ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ em.

“Nhưng nghiên cứu này có thể tác động đến sự lo lắng của cha mẹ để họ nhận ra việc gián tiếp làm tổn thương bộ não của con trẻ bằng cách cho con chơi điện thoại, máy tính bảng hoặc xem TV quá nhiều”, bàDorothy Bishop nói.

Giáo sư Derek Hill, Đại học College London (UCL) nhắc nhở mọi người phải thận trọng khi xem xét những phát hiện này, giáo sư cho biết: “Việc tìm hiểu mối liên hệ này rất hấp dẫn nhưng phải hết sức cẩn thận khi diễn giải các kết quả được đưa ra theo cảm xúc.Những kết quả này là sơ bộ. Đó là một nghiên cứu nhỏ với ít hơn 50 trẻ em không thể đại diện chung cho toàn bộ trẻ em”.

Năm ngoái, một nghiên cứu khác ở Mỹ cho thấy những đứa trẻ dành nhiều thời gian trên màn hình có chức năng nhận thức thấp hơn khoảng 5% so với những đứa trẻ 8 đến 11 tuổi khác dành ít hoặc không dành thời gian cho nó.

Các chuyên gia Anh nghi ngờ về sự nguy hiểm của thời gian sàng lọc ở trẻ em và đã chỉ trích sự không đáng tin cậy của bằng chứng khoa học.

Hơn một nửa số trẻ em từ 3 đến 4 tuổi ở Anh sử dụng internet mỗi tuần và 1/5 trong số có máy tính bảng riêng.

An Bình (TH)

 

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

DOANH NGHIỆP QUẢNG CÁO
ĐƠN VỊ CHỦ QUẢN
Liên hệ tư vấn
0913.797.099
Thời gian làm việc
8:00AM - 18:00 PM

TRANG TIN ĐIỆN TỬ NGÀY MỚI 24H
- Trưởng Ban Biên tập: Luật sư Vũ Xuân Lâm 
- Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Văn An
- Phụ trách Truyền thông: BTV An Bình 
- Hotline: 0923409779
- Phụ trách kỹ thuật: Thạc sĩ Quốc Trường
- Giấy phép số 36/GP-TTĐT do Sở Thông Tin và Truyền Thông TP.Hồ Chí Minh cấp ngày 30/05/2019.

Bản quyền thuộc NGÀY MỚI 24H MEDIA
- Văn phòng:
 875 Au Co Street, Tan Son Nhi Ward, Dist Tan Phu, Ho Chi Minh City.
- Hỗ trợ quảng cáo: 0923409779 - 0789178799
Email: ngaymoi24h.vn@gmail.com
Ghi rõ nguồn ngaymoi24h.vn khi phát hành lại thông tin.