(Ngaymoi24h.vn) - Việc mở gian hàng trên sàn thương mại điện tử ngày càng được ưa chuộng, nhưng trong 4 sản điện tử nổi bật nhất hiện nay: Lazada, Tiki, Sendo, Shopee, đâu là sàn thương mại tối ưu nhất?
Tại Việt Nam, có rất nhiều sàn thương mại điện tử đã ra đời và thu hút ngày càng đông lượng khách hàng. Trong đó, 4 sàn thương mại Lazada, Tiki, Sendo, Shopee là những kênh mua bán nổi bật nhất. Mỗi sàn thương mại này có ưu điểm và hạn chế khác nhau, vì vậy đối với cá nhân, doanh nghiệp nào muốn đăng ký kinh doanh cần nắm rõ được để đem lại hiệu quả cao.
Bên dưới sẽ là những thông tin đánh giá cơ bản về ưu điểm và nhược điểm của từng sàn thương mại để cá nhân, doanh nghiệp muốn đăng kí gian hàng có lựa chọn tốt nhất cho mình.
1/ Lazada
Lazada Việt Nam được thành lập vào năm 2012, thuộc sở hữu của Tập đoàn Alibaba.
Khi đăng ký bán hàng trên sàn thương mại này có khá nhiều ưu điểm:
- Nhiều năm đứng đầu về sàn thương mại điện tử tại Việt Nam.
- Phí đăng ký và duy trì gian hàng đang miễn phí. Hoa hồng cao dành cho người bán.
- Nhiều khuyến mãi thu hút được khách hàng.
Tuy nhiên cũng còn nhiều hạn chế:
- Thủ tục đăng ký gian hàng khá phúc tạp, cần học xong khóa học kinh doanh trực tuyến của Lazada.
- Các chi phí về lấy hàng, vận chuyển cao.
- Thời gian dự kiến giao hàng lâu, dễ làm mất đơn hàng.
2/ Tiki
Kênh mua bán Tiki được thành lập năm 2010, dẫn đầu trong cuộc bình chọn website thương mại điện tử được yêu thích nhất năm 2012. Tính đến quý IV/2018, Tiki vươn lên vị trí thứ 2 trong bản đồ thương mại điện tử Việt Nam sau nhiều chiến dịch marketing thành công.
Ưu điểm của Tiki:
- Niềm tin của người tiêu dùng dành cho sản phẩm của Tiki cao do Tiki kiểm định chặt chẽ nguồn sản phẩm.
- Chiết khấu cho mặt hàng cao, có thể lên tới 30- 35%.
- Chính sách giao hàng nhanh chóng, ưu đãi tốt.
- Nhiều chính sách tốt dành cho khách hàng.
Khó khăn:
- Khó mở gian hàng, đòi hỏi phải có giấy phép kinh doanh.
- Người bán phải tốn phí cố định và phí hoa hồng khi bán hàng.
3/ Sendo
Sendo được thành lập năm 2012, thuộc Công ty Cổ phần Dịch vụ trực tuyến FPT.
Sendo có những ưu thế của riêng mình:
- Điều kiện đổi trả hàng dễ dàng
- Các mặt hàng về thời trang và phi công nghệ phát triển mạnh.
- Là sản phẩm tạo được uy tín nhất định do tác động từ công ty chủ quản FPT.
Tuy nhiên vẫn có những khó khăn của Sendo:
- Còn tồn tại hàng kém chất lượng, làm mấy lòng tin của khách hàng.
- Phí giao hàng cao, thời gian giao hàng chưa được đảm bảo.
- Tương tác với khách hàng còn hạn chế.
4/ Shopee
Sàn thương mại điện tử Shopee tại Việt Nam được thành lập năm 2015. Theo công bố của Shopee, số lượng gian hàng đã đạt con số 800.000 shop, 158,8 triệu đơn đặt hàng trong quý 3/2018.
Ưu điểm của Shopee:
- Mở gian hàng dễ dàng, nhanh chóng, chỉ cần xác minh số điện thoại, email.
- Mở gian hàng miễn phí.
- Chính sách ưu đãi, trợ phí vận chuyển tốt.
- Nhiều khách hàng trẻ, dễ dàng đón nhận sản phẩm mới.
Nhược điểm:
- Do mở gian hàng miễn phí nên mức độ cạnh tranh cao giữa các gian hàng.
- Chưa quản lý được việc bán phá giá và chất lượng sản phẩm.
Nguồn: Tổng hợp
BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỔNG HỢP
- Trưởng Ban Biên tập: Luật gia. Huỳnh Lê Vĩnh Phát
- Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Văn An
- Phụ trách Truyền thông: BTV An Bình
- Hotline: 0936.393.949 - 0923.409.779
- Phụ trách kỹ thuật: Thạc sĩ Quốc Trường
- Giấy phép số 36/GP-TTĐT do Sở TT&TT TP.Hồ Chí Minh cấp ngày 30/5/2019.