Bạn có biết tỷ giá hối đoái là gì?

An Bình

Tỷ giá Forex (tỷ giá FX hoặc Agio) giữa hai tiền tệ là tỷ giá mà tại đó một đồng tiền này sẽ được trao đổi cho một đồng tiền khác. Nó cũng được coi là giá cả đồng tiền của một quốc gia được biểu hiện bởi một tiền tệ khác.

Cách tra cứu tỷ giá:

Tỷ giá tính theo tỷ giá tự do trên thị trường hiện nay tổng hợp từ nhiều nguồn. Nhà đầu tư chỉ cần điền số tiền của mình cần đổi của mình để công cụ tính toán cho các đồng tiền còn lại được quy đổi.

Ví dụ: Điền giá trị 1.000 vào ô USD, các ông khác sẽ đưa ra giá trị quy đổi của 1.000 USD ra các đồng tiền khác. Tương tự, điền 30.000.000 vào ô VND, công cụ sẽ quy đổi ra số USD tương ứng và CNY tương đương.

 

Tỷ giá hối đoái là gì?

Tỷ giá hối đoái (còn được gọi là tỷ giá trao đổi ngoại tệ, tỷ giá Forex, tỷ giá FX hoặc Agio) giữa hai tiền tệ là tỷ giá mà tại đó một đồng tiền này sẽ được trao đổi cho một đồng tiền khác. Nó cũng được coi là giá cả đồng tiền của một quốc gia được biểu hiện bởi một tiền tệ khác.

Ví dụ, một tỷ giá hối đoái liên ngân hàng của yên Nhật (JPY, ¥) với đô la Hoa Kỳ (US$) là 91 có nghĩa là 91 Yên sẽ được trao đổi cho 1 USD hoặc 1 USD sẽ đổi được 91 Yên. Gọi là giá cả vì Tỷ giá hối đoái được xác định trong thị trường ngoại hối, mở cho một loạt loại người mua và người bán khác nhau nơi việc trao đổi tiền tệ là liên tục: 24 giờ một ngày, ngoại trừ những ngày cuối tuần, tức là giao dịch từ 20:15 GMT Chủ nhật cho đến 22:00 GMT thứ Sáu.

Căn cứ vào nghiệp vụ mua bán ngoại tệ, có các loại tỷ giá:Tỷ giá mua (BID Rate): là tỷ giá ngân hàng mua ngoại hối vào.Tỷ giá bán ( ASK Rate): là tỷ giá ngân hàng bán ngoại hối cho khách hàng.Căn cứ vào kỳ hạn thanh toán, có thể chia làm tỷ giá giao ngay và tỷ giá có kỳ hạn:Tỷ giá giao ngay (SPOT) là tỷ giá do tổ chức tín dụng yết giá tại thời điểm giao dịch hoặc do hai bên thỏa thuận nhưng phải đảm bảo trong biểu độ do ngân hàng nhà nước quy định. Việc thanh toán giữa các bên phải được thực hiện trong vòng hai ngày làm việc tiếp theo, sau ngày cam kết mua hoặc bán.Tỷ giá giao dịch kỳ hạn (FORWARDS) là tỷ giá giao dịch do tổ chức tín dụng tự tính toán và thỏa thuận với nhau nhưng phải đảm bảo trong biên độ qui định về tỷ giá kỳ hạn hiện hành của Ngân hàng Nhà nước tại thời điểm ký hợp đồng.Vai trò của tỷ giá hối đoái:Vai trò so sánh sức mua của các đồng tiền:Thông qua vai trò này, tỷ giá trở thành công cụ hữu hiệu để tính toán và so sánh giá trị nội tệ với giá trị ngoại tệ, giá cả hàng hóa trong nước với giá quốc tế, năng suất lao động trong nước với năng suất lao động quốc tế…; trên cơ sở đó, tính toán hiệu quả ngoại thương, hiệu quả của việc liên doanh với nước ngoài, vay vốn nước ngoài, và hiệu quả của các chính sách kinh tế đối ngoại của nhà nước.

 

Tỷ giá hối đoái có ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu:Thông qua tỷ giá, nhà nước tác động đến tổng kim ngạch xuất nhập khẩu và cán cân thương mại quốc tế.

Khi đồng tiền nội tệ mất giá (tỷ giá tăng) thì giá cả hàng xuất khẩu của quốc gia đó trở nên rẻ hơn, sức cạnh tranh của hàng hoá trên thị trường quốc tế sẽ được nâng cao. Khi ấy, mức cầu mở rộng và khối lượng hàng hoá xuất khẩu sẽ gia tăng. Trong khi đó, giá hàng nhập khẩu từ nước ngoài trở nên đắt hơn, do đó hạn chế nhập khẩu. Như vậy, sự tăng lên của tỷ giá làm nền kinh tế thu được nhiều ngoại tệ, cán cân thương mại và cán cân thanh toán quốc tế được cải thiện.

Ngược lại, nếu giá của đồng nội tệ tăng lên so với đồng ngoại tệ (tỷ giá hối đoái giảm) sẽ làm cho xuất khẩu giảm đi, nhập khẩu tăng lên và cán cân thanh toán trở nên xấu hơn.

Tuy nhiên, khi xem xét tác động của tỷ giá đến sự thay đổi hoạt động thương mại quốc tế và cán cân thanh toán cần lưu ý rằng hiệu ứng này không thể xảy ra ngay mà phải trải qua một khoảng thời gian nhất định. Khoảng thời gian đó là thời gian thích ứng đối với việc thay đổi giá cả hàng hoá của người tiêu dùng trong và ngoài nước. Trong thời gian đầu, cán cân thanh toán có thể bị giảm đi, sau đó mới đạt trạng thái cải thiện dần.

Tỷ giá hối đoái có ảnh hưởng tới tình hình lạm phát và tăng trưởng kinh tế.Khi sức mua của đồng tiền trong nước giảm đi (có thể do nhà nước chủ trương phá giá tiền tệ để đẩy mạnh xuất khẩu chẳng hạn), tỷ giá hối đoái tăng lên làm giá hàng nhập khẩu đắt hơn. Nếu hàng nhập khẩu để trực tiếp tiêu dùng thì làm tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trực tiếp. Nếu hàng nhập khẩu dùng cho sản xuất thì làm tăng chi phí sản xuất và dẫn tới tăng giá thành sản phẩm. Kết quả cũng là sự tăng lên của chỉ số giá tiêu dùng. Vì vậy, lạm phát có thể xảy ra. Nhưng khi tỷ giá tăng, các ngành sản xuất hàng xuất khẩu được lợi và phát triển, kéo theo sự phát triển của các ngành sản xuất trong nước nói chung, nhờ vậy thất nghiệp giảm và nền kinh tế tăng trưởng.

Ngược lại khi tỷ giá hối đoái giảm (giá đồng nội tệ tăng lên), hàng nhập khẩu từ nước ngoài trở nên rẻ hơn. Từ đó lạm phát được kiềm chế, nhưng lại dẫn tới sản xuất thu hẹp và tăng trưởng thấp.

Nguồn: Tổng hợp

 

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

DOANH NGHIỆP QUẢNG CÁO
ĐƠN VỊ CHỦ QUẢN
Liên hệ tư vấn
0913.797.099
Thời gian làm việc
8:00AM - 18:00 PM

TRANG TIN ĐIỆN TỬ NGÀY MỚI 24H
- Trưởng Ban Biên tập: Luật sư Vũ Xuân Lâm 
- Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Văn An
- Phụ trách Truyền thông: BTV An Bình 
- Hotline: 0923409779
- Phụ trách kỹ thuật: Thạc sĩ Quốc Trường
- Giấy phép số 36/GP-TTĐT do Sở Thông Tin và Truyền Thông TP.Hồ Chí Minh cấp ngày 30/05/2019.

Bản quyền thuộc NGÀY MỚI 24H MEDIA
- Văn phòng:
 875 Au Co Street, Tan Son Nhi Ward, Dist Tan Phu, Ho Chi Minh City.
- Hỗ trợ quảng cáo: 0923409779 - 0789178799
Email: ngaymoi24h.vn@gmail.com
Ghi rõ nguồn ngaymoi24h.vn khi phát hành lại thông tin.